AMD giới thiệu FSR (FidelityFX Super Resolution) đối đầu Nvidia DLSS - Thủ Thuật TIện Ích

Latest

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

AMD giới thiệu FSR (FidelityFX Super Resolution) đối đầu Nvidia DLSS

Ngày 22 tháng 6 vừa qua, khi ra mắt bản cập nhật driver mới nhất cho các dòng GPUs. AMD đã tích hợp hỗ trợ tính năng FSR (FidelityFX Super Resolution) trong một số tựa game cụ thể. Cũng giống như Nvidia với công nghệ DLSS, AMD FSR hướng tới việc nâng cấp hình ảnh đồ họa trong game đem tới những khung hình mượt mà chân thực nhất mà không làm mất đi độ phân giải gốc vốn có.

amd-ra-mat-tinh-nang-fsr-fidelityfx-super-resolution-tren-phien-ban-driver-21-6-1

tốc độ khung hình tăng gấp 3 với chế độ cao nhất, ảnh: AMD

FSR cho chúng ta rất nhiều chế độ để lựa chọn phù hợp với sở thích. ULTRA QUALITY và QUALITY sẽ là hai chế độ đem ra những hình ảnh và màu sắc sát gốc nhất với game. Trong khi đó, BALANCED và PERFORMANCE là hai chế độ đưa ra tốc độ khung hình mượt mà nhất nhưng ở phần chi tiết hình ảnh sẽ có sự thay đổi ta có thể nhận thấy được.

Ghi nhận ý kiến từ website TechSpot. “FSR làm nhiệm vụ của nó khá tốt khi hoạt động ở chế độ QUALITY và ULTRA QUALITY ở độ phân giải 4K. Nhưng khi chuyển sang BALANCED hay PERFORMANCE thì ta có thể thấy chất lượng hình ảnh bị giảm đi rõ rệt”

Không chỉ riêng những GPUs Radeon được hưởng lợi, FSR còn hỗ trợ cho cả một số dòng card đồ họa tới từ chính đối thủ Nvidia như GeForce 10series, 16series, RTX 20series và cả RTX 30series. Hiệu năng game cũng đã tăng đáng kể ngay với những bài test được thực hiện trên chiếc GTX 1060.

amd-ra-mat-tinh-nang-fsr-fidelityfx-super-resolution-tren-phien-ban-driver-21-6-1

FPS cải thiện 41% trên GTX 1060 khi sử dụng FSR, ảnh: AMD

DLSS và FSR đều là hai công nghệ cùng chung một mục đích, nhưng thực chất nền tảng của nó lại không như vậy. Ở Nvidia, Deep Learning Super Sampling là quá trình xử lý hình ảnh răng cưa và dựa vào bộ xử lý trí tuệ nhân tạo nhân Tensor. Công nghệ này sẽ dùng các thuật toán để phân tích cấu trúc visual và những hình ảnh của game, để từ đó AI sẽ vào cuộc nâng cấp chi tiết hình ảnh đồ họa qua những dữ liệu thu thập ban đầu từ quá trình học hỏi, phân tích ban đầu. AMD thì khác, họ không sử dụng trí tuệ nhân tạo. Thay vào đó, công nghệ này của AMD thiên về hướng không gian hơn, nó có một quá trình tiếp nhận hình ảnh đã qua khử răng cưa, sau đó một số thuật toán sẽ được áp dụng để nâng cấp tốc độ khung hình trong game, rồi công đoạn tiếp theo sẽ là làm nét các bố cục cùng sự chắt lọc các điểm ảnh. Và như đã nói ở trên, FSR của nhà AMD còn hỗ trợ đa dạng nền tảng Game và GPUs, khác với Nvidia chỉ giới hạn DLSS ở một số dòng Card cao cấp.

Một số tựa game hiện tại đang hỗ trợ công nghệ FSR:

game hỗ trợ FSR

game sắp hỗ trợ FRS

những game sắp tới sẽ hỗ trợ FSR, ảnh: AMD

Có thể thấy rằng DLSS 2.0 của Nvidia đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phân khúc GPUs cao cấp, nó vẫn đang càn quét thị trường với hiệu năng đồ họa cực khủng và chất lượng hình ảnh đem lại. Tuy nhiên với sự xuất hiện FSR từ nhà AMD cùng với những nền tảng game đa dạng mà nó đang và sẽ hỗ trợ sắp tới, chắc chắn trong tương lai, công nghệ này sẽ được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi hơn nữa. Đây sẽ là những điều rất đáng để mong chờ giữa hai trong những nhà sản xuất Card đồ họa hàng đầu thế giới.  

tham khảo: tổng hợp

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét