Mục Lục Nội Dung
Công nghệ hiện đại, kinh tế và tài chính của mỗi cá nhân thì ngày càng mạnh hơn, cũng từ đó mà con người ngày càng có nhiều thứ để mất và thất lạc hơn.
Ngay từ những năm cấp 1 thì chúng ta đã được thầy cô dạy rằng: Nhặt được của rơi thì phải trả lại cho người đánh mất.
Nhưng đó là trên sách vở, trên lý thuyết mà thôi, chứ ngoài thực tế thì mấy ai làm được như vậy !
Nếu nhặt được một vật có giá trị thấp thì may ra bạn sẽ trả lại cho người ta, chứ thấy một cọc tiền khoảng 20 triệu mà xem, còn đúng cái nịt. Đúng như “thầy” Tiến nói đó các bạn 🙂
Và rõ ràng là, nếu người mất không chủ động tìm đến người nhặt được thì vật đó sẽ tuân theo một quy luật từ thời thượng cổ, mình không nhớ tên người phát biểu nhưng đại loại là: “Mọi vật đều không tự sinh ra hay mất đi, mà nó chỉ chuyển từ người này sang người khác mà thôi”.
Vậy làm thế nào để quản lý các đồ đạc của bạn mà không sợ bị thất lạc, liệu trong một xã hội phát triển như hiện nay thì có cách nào để quản lý hiệu quả hơn không?
Vâng, trong bài viết này mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về những món đồ công nghệ giúp tìm lại đồ vật bị thất lạc dù vô tình hay hữu ý nhé !
#1. Apple AirTag
________
Hiện tại thì Apple chỉ bán duy nhất một mẫu AirTag với giá 29$ (khoảng 650k), với thiết kế hình đĩa, không có lỗ móc khóa (lại phải tốn tiền mua case gắn AirTag vào chìa khóa của Hermes giá 499$ rồi, hài hước thật !).
AirTag có chuẩn kháng nước IP67 nên chịu được độ sâu khoảng 1m và trong khoảng thời gian là 30 phút, có ốp lưng và dán màn hình (đùa bạn thôi, đây không phải iPhone ^^, nhưng lưu ý là AirTag dễ trầy lắm nha các bạn).
AirTag hỗ trợ lưu trữ thông tin liên hệ giúp smartphone có thể đọc được thông tin lưu trong nó thông qua NFC (iPhone hay Android đều được hết).
Xài đồ Apple rất sướng nha các bạn, từ thiết kế cho đến chức năng tiện lợi, bạn chỉ việc đặt iPhone gần Smarttag này là hiện lên menu để kết nối AirTag.
Nói chung về hệ sinh thái của Apple thì quả thực không chê vào đâu được, các thiết bị đều có liên hệ rất mật thiết với nhau, kết nối với nhau cực dễ.
Đánh giá nhanh:
- Ưu điểm: Mạng lưới tìm kiếm cộng đồng rất lớn, có chuẩn kháng nước IP67, có cảnh báo quên đồ thông minh,…
- Nhược điểm: Không hỗ trợ tìm ngược lại điện thoại (trong khi đó Samsung SmartTag hay Tile đều cho phép bấm nút để buộc smartphone đổ chuông). Ngoài ra, bạn cũng cần phải mua thêm case ngoài để móc vào, chỉ xài được với hệ sinh thái iOS, không điều chỉnh được âm lượng chuông báo.
#2. Samsung SmartTag Plus
_________
Samsung SmartTag Plus sẽ được mở bán vào ngày 10/9/2021
Đây là phiên bản nâng cấp của SmartTag với giá là 39$ (tự quy đổi, 1$ là 23.000 VNĐ nha các bạn), đi kèm với UWB (bạn cũng có thể chọn bản không có UWB, rẻ hơn 10$).
Dành cho bạn nào chưa biết: UWB (tên đầy đủ là Ultra Wideband) là công nghệ giao tiếp thông tin khoảng cách ngắn short-range, với băng thông siêu rộng, nó sử dụng sóng vô tuyến tương tự Wi-Fi và Bluetooth.
UWB được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực định vị, tìm kiếm đồ vật (mình sẽ có một bài viết chi tiết về UWB sau nhé).
SmartTag+ cho phép tìm kiếm qua Bluetooth và AR tương tự như Apple AirTag.
Khác biệt ở chỗ là chế độ tìm kiếm qua AR trực quan hơn nhờ hiển thị vị trí ngay trên màn hình thông qua camera điện thoại (không phải đơn thuần là chỉ hướng như AirTag).
SmartTag bản thường (Standard) có dung lượng Pin khoảng 6 tháng, bản SmartTag+ có thời lượng Pin khoảng gần 1 năm (ngang với AirTag của Apple), xài pin đồng xu CR2032 có thể thay thế được như AirTag.
Đánh giá nhanh:
- Ưu điểm: Mạng lưới tìm kiếm cộng đồng có thể sánh ngang với Apple, chế độ AR finding rất trực quan, bạn có thể dùng nó làm remote cho hệ sinh thái Samsung smarthome,…
- Nhược điểm: Galaxy Find network vẫn yếu thế hơn so với Apple, thời lượng Pin thấp hơn AirTag (nhưng mình nghĩ cái này không quá quan trọng lắm), hiện tại chỉ dùng được với các thiết bị Galaxy của Samsung,…
#3. Tile Pro
Nhiều bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm với thiết bị này, có lẽ vì hãng hoạt động chủ yếu ở bên Tây, thêm nữa là Tile không có hệ sinh thái smartphone khủng khiếp như Apple hay Samsung.
Tile Pro là model xịn nhất của hãng với mức giá là 34$ (tầm hoạt động Bluetooth của thiết bị này lên đến 120 mét, và âm lượng chuông rất lớn).
Tile Pro không có Ultra Wideband (UWB) nên không hỗ trợ AR Finding như AirTag hay SmartTag.
Tính năng tìm kiếm cộng đồng rất quan trọng, nên hãng buộc phải hợp tác với Amazon Sidewalk (mạng lưới các thiết bị smart home Echo, Ring,… của Amazon).
Đánh giá nhanh:
- Ưu điểm: Có thể dùng với các thiết bị của iOS và Android, kích thước đa dạng (dày, mỏng, dẹt,… đủ cả), có các tính năng trả phí thú vị,…
- Nhược điểm: Không có AR Finding, mạng lưới tìm kiếm cộng đồng “không đếm được” (hoặc có thể = 0 nếu ở các nước suýt/ hoặc đang phát triển như VN chúng ta). Đơn giản bởi vì Smart Home vẫn còn khá xa xỉ với đại đa số người Việt chúng ta 😀
#4. Tổng kết
Vâng, trên đây là bài so sánh của mình về 3 thiết bị hỗ trợ tìm kiếm đồ bị mất (Apple AirTag, Samsung SmartTag và Tile Pro). Bạn thích món đồ nào?
Theo ý kiến cá nhân của mình thì: Những bạn đang xài iPhone thì mua AirTag, còn những bạn đang dùng Samsung Galaxy thì mua Samsung SmartTag hoặc Samsung SmartTag Plus. Vậy thôi !
Chơi những món đồ công nghệ này cũng khá hao tài sản đấy các bạn, nhưng mình thì khuyên thế này, nếu đã đầu tư công nghệ chống thất lạc đồ thì mình nghĩ bạn nên mua hẳn những món đồ xịn sò như này luôn.
Chứ nếu tiếc tiền mà mua những smarttag rẻ tiền, đến khi mất đồ (nhất là những thứ không mua được bằng tiền như: Dữ liệu trên Laptop, máy ảnh với nhiều khoảnh khắc quan trọng,…) rồi lúc đó định vị không ra thì đúng là max nhọ !
Chúc các bạn có những lựa chọn sáng suốt, và đừng quên chia sẻ lại những trải nghiệm của bạn nếu bạn đang dùng một chiếc smarttag nhé 🙂
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét