Công nghệ chip Mỹ – Trung: Ma cao 1 thước, đạo cao 1 trượng - Thủ Thuật TIện Ích

Latest

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Công nghệ chip Mỹ – Trung: Ma cao 1 thước, đạo cao 1 trượng

Với nền kinh tế đứng 2 thế giới, dân số thì luôn nằm TOP 1, Trung Quốc từ lâu đã trở thành thế lực mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sản xuất và phát triển chip.

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (5)

Nhưng so với Tây phương thì Trung Quốc lại định hướng trở thành nhà xưởng thế giới, sản xuất phần thô, dây chuyền hàng loạt thay vì tập trung vào phát triển công nghệ cốt lõi.

Trong thời buổi toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi quốc gia nên đảm nhiệm một khâu trong dây chuyền công nghệ, thay vì cùng làm một khâu, cùng nghiên cứu một lĩnh vực dẫn đến lãng phí thời gian, nhân lực và tiền bạc.

Suy nghĩ đơn giản thì là như vậy !

Nhưng quốc gia nào chẳng muốn làm chủ công nghệ chip, để không bị phụ thuộc vào ai cả. Chẳng qua là không làm được thì phải chịu thôi !

Bởi để nghiên cứu ra một con chip công nghệ cao thực sự không phải là chuyện đơn giản, và cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa làm được điều đó, vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản xuất chip của Mỹ, đây là điều không phải bàn cãi.

Mục Lục Nội Dung

#1. Câu chuyện IC và một China từng mạnh mẽ thế nào

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (6)

IC ra đời năm 1958, cha đẻ là Jack Kilby, một kỹ sư của Texas Instruments.

IC giúp các linh kiện điện tử được “kết nối” với nhau ngay trên một vật liệu bán dẫn duy nhất, từ đó tối ưu không gian, giảm kích thước, cũng như trọng lượng các thành phần bên trong máy móc.

Các bạn thử so sánh máy tính thời chưa có loại IC này (thường to bằng cả một căn phòng) và máy tính có thể nhỏ gọn bằng bàn tay thời nay là đủ hiểu vai trò của IC thế nào rồi.

Nhờ IC mà ngành hàng không và vũ trụ, 2 ngành yêu cầu rất khắt khe về kích thước, trọng lượng của các thiết bị để có thể phát triển vượt bậc như ngày hôm nay.

Trung Quốc đã ý thức được nhiệm vụ phải làm chủ công nghệ IC, với sản phẩm đầu tiên vào năm 1965, dẫn đầu thị trường châu Á. Đài Loan và Hàn Quốc lúc đó vẫn chưa có ngành công nghiệp này.

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (1)

Nhưng 50 năm sau nhìn lại thì Trung Quốc chỉ có khả năng sản xuất được 16% chất bán dẫn để dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu (năm 2020 thì China đã chi 312 tỷ $ cho việc mua chip, nhiều hơn cả tiền mua dầu mỏ).

Hiện tại, những nhà máy chế tạo chất bán dẫn hàng đầu đều thuộc về Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC), United Microelectronics Corporation), Hàn Quốc (Samsung) và Mỹ (GlobalFoundries).

Những công ty chuyên nghiên cứu công nghệ chất bán dẫn hàng đầu đều là của Mỹ (Broadcom, Qualcomm, Nvidia, AMD), Đài Loan thì có MediaTek.

#2. Vấn đề then chốt của Trung Quốc?

Sản xuất chip đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, nhưng oái oăm thay, các lĩnh vực khác như quân sự quốc phòng, y tế,… lại cần những công nghệ chip phức tạp hơn.

Như vậy Trung Quốc lại phải bỏ tiền, rất nhiều tiền để nhập các thiết bị điện tử, quân sự, công nghệ cao cấp của nước ngoài, thứ mà Trung Quốc vẫn đang còn loay hoay nghiên cứu.

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (2)

Trung Quốc vốn nổi tiếng là máy photocopy của thế giới, không gì họ không nhái được, mà đôi khi đồ nhái của họ còn tốt hơn đồ thật :))

Tiếc thay, khả năng thiết kế và sản xuất các chip bán dẫn công nghệ cao là một ngành kinh doanh/ nghiên cứu cực kỳ tốn kém và phức tạp, nếu muốn copy thì tốt nhất là mua một cái mới. Bởi tiền để nghiên cứu copy có khi mua được cái mới rồi.

Hơn nữa, công nghệ nói chung thì sẽ lỗi thời sau mỗi 2 năm, nên nếu cứ lẽo đẽo theo sau như vậy thì phải mất vài thập kỉ nữa Trung Quốc mới có chỗ đứng được.

Khi không muốn tốn quá nhiều thời gian, tiền của để nghiên cứu thì Trung Quốc nghĩ ra cách “mượn không xin phép” những nghiên cứu từ nước ngoài thông qua các hoạt động gián điệp, rồi đem về nước và phát triển thêm.

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (3)

Tất nhiên, Mỹ nhận thức được điều đó hơn ai hết, những âm mưu ăn cắp liên tiếp của TQ bị tình báo Mỹ phanh phui, và cái kết là hầu hết các công ty công nghệ của Trung Quốc bị đuổi cổ về nước, cấm không cho giao thương với Mỹ, như: ZTE, Huawei,…

Mỹ là đầu tàu trong lĩnh vực công nghệ của phương Tây, tầm ảnh hưởng có thể nói là toàn thế giới, cho nên một khi Mỹ đã lên tiếng thì China chỉ có chịu trận mà thôi.

#3. Câu chuyện của Trung Quốc và của Việt Nam chúng ta

cong-nghe-chip-my-va-trung-quoc (4)

Vâng, đó là vấn đề phải làm chủ công nghệ, thay vì chờ đợi nước khác chuyển giao công nghệ (mà công nghệ chip thì đừng mơ chuyển giao, nó không chỉ là bí mật công ty mà còn là bí mật quốc gia nữa), hay đơn thuần là chấp nhận làm nhà xưởng của thế giới.

Trước những động thái cứng rắn của Mỹ và thế giới thì Trung Quốc buộc phải tự bước đi trên đôi chân của mình.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu là đáp ứng 40% nhu cầu chất bán dẫn (chip) trong nước vào năm 2020, và đến năm 2025 là 70%.

Và hiện tại thì cơ hội cho Trung Quốc và VN đó là đón đầu công nghệ phần mềm AI, đồng thời nghiên cứu sản xuất phần cứng phục vụ phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo.

Vậy để làm chủ công nghệ đồng thời phát triển kinh tế thì VN ta cần phải tập trung đồng thời làm 4 nhiệm vụ: Nhà xưởng sản xuất chip, nghiên cứu chip cho riêng mình, xây dựng các giải pháp AI, đồng thời nghiên cứu và sản xuất được phần cứng chuyên biệt cho AI.

Dẫu biết là rất rất khó khăn nhưng với sự ra đời của các tập đoàn nhạy bén về công nghệ như Viettel, FPT, BKAV,… thì sớm muộn Việt Nam sẽ có chỗ đứng và thứ hạng cao trong ngành công nghiệp này. Mình tin là như vậy 😀

Đọc thêm:

CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét