Như chúng ta đã biết, mới đây thì Qualcomm – đơn vị sản xuất chip xử lý di động hàng đầu thế giới đã có động thái thay đổi tên gọi cho các vi xử lý di động cao cấp sắp tới của mình. Bạn có biết họ làm như vậy để làm gì không?
Theo như mình tìm hiểu và dựa trên những hiểu biết của mình thì có những giả thuyết sau:
Mục Lục Nội Dung
#1. Chuẩn bị lấn sân sang Laptop
Có thể nói, kể từ khi Apple tung ra dòng chip M cho Macbook của hãng thì “cuộc chơi” về chip xử lý với kiến trúc ARM đã thực sự thay đổi.
Những gì mà Apple làm được với con dòng chip M Serie đã khiến cho các chuyên gia công nghệ, những công ty lớn phải thay đổi suy nghĩ, cũng như chiến lược phát triển của mình.
Đó chính là những vi xử lý với kiến trúc ARM đã tới thời điểm có thể hoạt động tốt trên các thiết bị Laptop hay PC trong tương lai, điều mà trước nay chỉ Intel hay AMD mới làm được.
Gần đây Qualcomm có tung ta một vi xử lý dành cho Laptop với tên gọi là Snapdragon 8cx Gen 2 5G, tuy nhiên nó không mang lại hiệu quả cao và không có gì ấn tượng cả.
Nhưng hãng cho biết đã và đang sẵn sàng để cho ra các thế hệ kế tiếp trong năm 2023 với mục tiêu là có thể cạnh tranh với Apple.
Nếu để tên gọi là Snapdragon 8xx hay 9xx hay thậm chí là 10xx sẽ gây khó cho người dùng trong việc nhận dạng, nhất là khi họ trang bị nó trên các Laptop trong tương lai. Việc đổi tên sẽ đảm bảo người dung phân biệt được đâu là vi xử lý di động, đâu là vi xử lý cho Laptop, cũng như tạo sự đồng nhất trong thương hiệu.
#2. Đi theo xu hướng chung của thế giới
Nếu các bạn để ý kỹ thì các ông lớn sản xuất vi xử lý đều đã thay đổi tên gọi vi xử lý của mình sao cho gọn gàng và dễ phân biệt nhất, điều này đã có từ lâu rồi chứ không phải gần đây mới có.
Apple có các vi xử lý với tên đơn giản là Apple A11, Apple A12, Apple A13…. , rất ngắn gọn và dễ nhớ. Còn nhắc tới vi xử lý Laptop thì có sẽ nhắc tới M1, M1 Max….., đây là điều mà Qualcomm nên học hỏi.
#3. Chỉ đơn giản là không tìm được con số hợp lý
Trong suốt thời gian qua, các con số gắn liền với Snapdragon là rất nhiều, ví dụ như Snapdragon 820, 830, 875 cho tới 888 hay với các dòng trung cấp thì 720, 730 hay 750, 750 5G…… Cho tới một thời điểm, giai đoạn nào đó những con số này sẽ rất dài, rất khó để đặt tên và để phân biệt.
Vậy nên cách tốt nhất chính là thu gọn tất cả lại, sử dụng một cụm từ đi cùng với một số như Gen 1, Gen 2 là mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, dễ tiếp cận, dễ phân biệt hơn.
Tóm gọn lại, việc thay đổi tên vi xử lý của Qualcomm là để dọn đường cho những thế hệ chip tiếp theo trên cả di động lẫn Laptop.
Nó đảm bảo việc nhận diện thương hiệu Snapdragon, cũng như giúp người dung, các nhà phát triển cũng như chính bản thân Qualcomm có thể biết được đâu là bản cao cấp hơn, đâu là bản thấp cấp hơn.
Bản nào là dành cho di động, bản nào là dành cho thị trường Laptop…
Thị trường chip di động hiện nay dù đang trong giai đoạn Covid nhưng không hề có dấu hiệu tụt giảm.
Thậm chí nhu cầu ngày càng cao, không những cao mà ngày càng khó tính hơn, chính vì lý do đó mà các hãng công nghệ nhìn ra được sự tiềm năng của ARM trên thiết bị Laptop khi được Apple mở phát súng đầu tiên.
Mọi thứ đang dần dịch chuyển để đón đầu trào lưu này. Và tất nhiên, Qualcomm sẽ không nằm ngoài trào lưu này, và rất có thể trong tương lai Mediatek hay Samsung cũng sẽ có những bước đi tương tự.
Hi vọng là bài viết này đã giải đáp được thắc mắc lý do tại sao Qualcomm lại đổi tên chip, khi mà nó đang quá nổi tiếng rồi. Ngoài những nhận định bên trên, nếu bạn còn có thêm góc nhìn nào khác thì đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé.
Đọc thêm:
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét