Cookies trong Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) hoạt động như thế nào? Bạn đã hiểu nguyên tắc hoạt động của Cookies trong Affiliate Marketing?
Bài viết này sẽ xoay quanh cookies – mấu chốt quan trọng của sân chơi Affiliate Marketing. Mình sẽ tạm gọi chung những người làm tiếp thị liên kết là Publisher (Pub). Ngoài ra còn một số từ viết tắt khác nữa như:
- TMĐT: Thương mại điện tử
- User: Người mua hàng, người tiêu dùng.
Mục Lục Nội Dung
Cookies là thời gian lưu cookie là thời gian lưu dữ liệu của khách hàng truy cập qua link của bạn
Khi User click vào đường link affiliate của Publisher điều hướng ra website sàn TMĐT trên máy tính hoặc ra app sàn TMĐT trên thiết bị di dộng sẽ được lưu lịch sử truy cập gọi là cookies.
Lưu ý, có một vài trường hợp không được ghi nhận cookies như sau:
Trường hợp 1: User click vào link affiliate trên điện thoại nhưng họ không điều hướng vào thẳng app, mà ở trạng thái preview sản phẩm dạng web (safari) thì sẽ không được tính cookies.
Hiện tại, một số nền tảng (sàn TMĐT) không cho điều hướng trực tiếp luôn vào app mà có một trường (pop-up) hỏi User là “bạn có muốn mở Shopee/Lazada/Tiki…?”.
Nếu user chọn có thì mới vào app => lúc này mới được tính cookies. Nếu user chọn “không” thì họ sẽ xem sản phẩm trên web preview thôi => sẽ không được ghi nhận cookies.
Trường hợp 2: Bản thân user click vào link affiliate của bạn không có cài sẵn app sàn TMĐT trên điện thoại, nên họ bắt buộc phải xem link đó ở dạng web preview => vậy nên không được công nhận cookies.
Do đó, nếu Publisher nào mà theo dõi đo lường click qua nền tảng tiếp thị liên kết bạn đang làm, như mình làm bên Ecomobi, rồi đối chiếu với số liệu từ một tool đo lường click khác thì chắc chắn sẽ thấy sự chênh lệch click ít nhiều.
Bạn hoài nghi là liệu cái Platform mình đang làm (các trang tiếp thị liên kết) có ghi nhận thiếu hụt click của mình không thì xin trả lời là KHÔNG nhé. Vì click được ghi nhận là Tracking click (cookies) chứ không phải là click vu vơ không điều hướng thành công tới trang đích (tôi gọi đó là Failed click).
Trường hợp 3: Do nội tại link từ các sàn TMĐT bị lỗi khi cập nhật phiên bản mới (trường hợp hi hữu).
Ví dụ lần trước tầm cuối năm 2021, khá nhiều Publisher báo lỗi link Tracking Lazada trên Messenger Facebook không điều hướng đúng link họ get.
Và sau khi kiểm tra thì phát hiện lỗi đến từ phía bản thân Lazada nên team kỹ thuật bên Lazada đã thông báo tiến hành fix lỗi sớm nhất để không gây tổn thất doanh thu cho các Publisher chuyên đẩy bán trên Lazada.
#1. Last click – First order
Last click: Tức là khi user phát sinh đơn hàng thì hoa hồng được ghi nhận cho Publisher sở hữu lượt click cuối cùng.
Ví dụ, người dùng click vào lần lượt 10 link affiliate của 10 Publisher khác nhau rồi mới mua hàng thì hoa hồng ghi nhận trên báo cáo sẽ là của Publisher thứ 10.
First order: Tức là Publisher chỉ được hưởng hoa hồng cho đơn hàng thứ nhất của user đó. Không phải dạng gộp đơn hàng.
Ví dụ, user mua một đơn hàng bao gồm N sản phẩm (N >=1) trên app sàn TMĐT được điều hướng từ link affiliate của Publisher thì Pub này sẽ được hưởng hoa hồng từ đơn này (điều này là chắc chắn).
Tuy nhiên, user mua xong đơn lần 1 nhưng chưa thoát ra khỏi app ngay, mà họ vẫn tiếp tục mua thêm một vài sản phẩm nữa thì từ đơn thứ 2 trở đi Pub sẽ không được ghi nhận hoa hồng nữa.
Vậy để cái đơn thứ 2 này được ghi nhận thì phải làm thế nào? Thì thủ tục phải như này:
- Thanh toán đơn 1, thoát ra khỏi app => vào lại link aff của Publisher => chọn sản phẩm => rồi bấm mua hàng. Hoặc:
- Thanh toán đơn 1, lượm một vài sản phẩm vào giỏ => out app => vào lại link aff của Publisher => rồi bấm mua hàng có trong giỏ.
#2. First Click là gì?
First click: Có nghĩa là hoa hồng sẽ được tính cho Pub đầu tiên.
Ví dụ người dung click vào 10 link tiếp thị liên kết của 10 Pub khác nhau để tìm hiểu về cùng một sản phẩm, và khi họ quyết định mua hàng thì hoa hồng sẽ được tính cho link aff của Pub đầu tiên.
III. Cách ghi nhận đơn hàng cho Publisher
Bước 1: User kích vào link tiếp thị gắn tracking của Publisher trên các kênh nền tảng hợp lệ (website, youtube, fanpage…)
Bước 2: User được dẫn về trang bán hàng trên app/web, thực hiện việc mua hàng trong thời gian cookies được lưu hành.
Bước 3: User thanh toán đơn hàng thành công, nhận hàng và không hoàn trả trong khoảng thời gian nhất định có trong chính sách hoàn trả hàng của từng sàn TMĐT.
Random order loss rate ~7% among phone devices, IOS devices have a higher order lost rate: Dòng này có trong ghi chú quan trọng của Shopee Campaign trên Ecomobi SSP app.
Tức là tỉ lệ mất đơn dao động cỡ 7% phát sinh từ thiết bị di động, đặc biệt thiết bị hệ điều hành iOS (iPhone) có tỉ lệ mất đơn cao hơn các dòng máy khác.
Tùy vào quy định ở các trang tiếp thị liên kết, ví dụ như Ecomobi Platform thì như sau:
- SHOPEE: 07 ngày đối với Cookies từ app, 30 ngày đối với Cookies từ web (PC/Laptop).
- LAZADA: 07 ngày đối với Cookies từ app và web.
- TIKI: 03 ngày đối với Cookies từ app, 07 ngày đối với Cookies từ web.
Mỗi nền tảng tiếp thị liên kết (Network Affiliate), mỗi sản phẩm sẽ có thời gian lưu Cookies khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ quy định trước thi tham gia tiếp thị cho bất kỳ sản phẩm nào nhé !
V. Có click nhưng không có đơn hàng thì đây chính là lý do?
Khi user phát sinh đơn hàng và Publisher được hưởng hoa hồng từ đơn đó. Cookies cũ mất đi, cookies mới lại được ghi nếu user này tiếp tục click vào đường link affiliate của Publisher.
Nhưng:
Khi user click nhưng không mua hàng, cookies sẽ tồn tại đến hết thời gian lưu hành => bạn không có đơn (cái này chỉ 2-5% là cùng thôi).
Cái quan trọng là cái này nè. Publisher bị ghi đè cookies do user kích vào:
- Link affiliate của người khác
- Link quảng cáo trực tiếp từ Brand inhouse.
=> Do rule Last click thôi. Nên mới cần bạn đầu tư về content hấp dẫn sao cho có thể thôi thúc user mua hàng mau lẹ trong vòng 1-3 ngày, không là rất dễ bị ghi đè cookies lắm.
Phần này mình nói dựa trên “Báo cáo đơn hàng” của nền tảng Affiliate Ecomobi thôi nhé. Vì hiện mình làm bên Ecomobi thôi.
Biết được 3 trị số quan trọng là: Click, đơn hàng và hoa hồng. Từ đó, có được các thông số đánh giá hiệu quả traffic của bạn là tỉ lệ chuyển đổi CVR (conversion rate), hoa hồng kiếm được trên một click EPC (Earnings per Click).
- CVR càng cao thì chức tỏ tệp người xem channel của bạn real, nội dung điều hướng hiệu quả, kênh tương tác tốt.
- EPC cao cho thấy nhiều đơn hàng đem về hoa hồng cao hơn là đơn hoa hồng giá trị thấp, nhiều đơn brand bonus…
- CVR, EPC thấp cho thấy đang tồn tại nhiều mislead users, spam/dropping content links
Ngoài ra còn giúp bạn xem được các thông số chi tiết của một đơn hàng cụ thể: Ví dụ như mã đơn, chiến dịch, trạng thái, địa điểm, thời gian user click, thời gian đặt hàng, danh sách đơn hàng, tình trạng…
Publisher chính chuyên là influencer trên Tiktok, Instagram, Youtube, Facebook Profile hay đặt link chuẩn chỉ sản phẩm họ review vì đặt sai link hoặc link fake là ảnh hưởng đến uy tín của họ ngay ^^ => right-oriented customers, no need to spam link.
Publisher dạng Community Fanpage/Group ngoài đặt link điều hướng đúng trang đích sản phẩm thì còn có một số cách đăng bài như sau:
- Tricks đăng post nội dung dạng cướp cookies công khai như: Quest đố các bạn biết, tìm điểm khác biệt, góc gây lú, mời các thánh soi, hội chị em tinh tế mới hiểu, đàn ông thì làm sao biết được cái thứ này… => sau đó đặt câu trả lời dưới comment dạng link affiliate để tối ưu click đổ về .
- Đăng video/ảnh mà lên xu hướng thì edit để add thêm link affiliate vào caption với nội dung call to action hơi sai lệch xíu.
- Soạn nội dung về mã voucher, coupon, hot collections đặt dưới link các post dạng thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp như: Có một kiểu người thức 12h không phải để xem bóng đá mà để săn sale Shopee, Shopee up thêm số lượng lớn MGG từ 12h chi tiết ở comment…
=> Hệ quả: Misslead users nhưng gom được cookies cực lớn nếu community cỡ khủng từ 1 triệu followers, members trở lên.
Nhờ có đối tượng Publisher này nên cuộc chiến giành giật cookies ngày càng quyết liệt hơn :))) người nào sở hữu hệ sinh thái càng lớn, content càng lôi cuốn sự tò mò, tần suất lên bài càng nhiều thì doanh thu càng khủng thôi.
Publisher dạng Group zalo, Telegram thì chuyên dạng content share link mã giảm giá, hot coupon…
Publisher dạng không có traffic hoặc traffic cực yếu thì chơi dạng:
- Đăng bài kèm bồi ads (chạy quảng cáo), được tí nào hay tí ấy.
- Tận dụng quan hệ :))) người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng trực tiếp => dạng này kiểu giao dịch 1:1 (reseller), các sàn TMĐT kịch liệt không khuyến khích hình thức này nên thẳng tay đánh gian lận, từ chối hoa hồng thông qua một số thiết lập cho bot hệ thống lọt thì cũng có đó nên đừng sợ.
- Người chơi hệ rải link dạo, rải link là đam mê: Có cơ hội là rải rải và rải, có thể sẽ bị chặn comment nhưng không làm nguôi ngoai đi ý chí kiếm tiền =))) Dùng acc clone khác tiếp tục rải thấy nhiều bạn còn tạo cả fanpage tên khá là hay ho đi rải dạo nữa ^^
Trên đây là những nguyên tắc hoạt động của Cookies trong Affiliate Marketing mà bạn cần nắm được khi kiếm tiền với hình thức này. Chúc các bạn kiếm được thật nhiều tiền với Affiliate Marketing nhé !
Tác giả: Trang Biển
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét