Đã bao giờ bạn nghĩ, tại sao đồng đô la Mỹ (USD) lại là đồng tiền chung của thế giới mà không phải là các loại đồng tiên khác như Euro, đồng Rúp của Nga, đồng Bảng Anh, hay là đồng Yên, đồng Nhân dân tệ, hay là Việt Nam Đồng của Việt Nam không?
Và liệu có thể thay đổi được điều đó hay không? tức là thay đổi được đồng tiên chung của thế giới, đánh bại đồng USD?
Vâng, trong bài viết này chúng ta hãy cùng phân tích xem tại sao đồng USD lại mạnh đến như vậy nhé, để xem lý do tại sao nó được coi là đồng tiền chung của thế giới, có thể tiêu thụ được ở hầu hết các quốc gia.
Đồng USD hay còn gọi là đồng Dollars Mỹ là loại tiền tệ chính thức của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là loại tiền tệ chính thức của một số quốc gia khác nữa.
Trên thực tế, dollars Mỹ được xem là đồng tiền dự trữ chính thức của toàn thế giới. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao đồng dollars Mỹ lại có giá trị như vậy? và tại sao chính phủ các nước lại tin tưởng vào đồng tiền này như vậy?
Theo cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) thì đang có khoảng 1.8 nghìn tỷ USD đang được lưu hành trên toàn cầu (tất nhiên con số này ở thời điểm hiện tại đã x nhiều lần lên rồi).
Trong số đó, ⅔ trên tổng số tờ có mệnh giá là 100 dollar và có đến hơn 1 nửa trên tổng số tờ 50 dollars đang được lưu hành bên ngoài nước Mỹ.
Trên thực tế, USD là đồng tiền có giá trị quốc tế và được nhiều quốc gia chọn làm đồng tiền dự trữ. Đa số người dân, doanh nghiệp và cả nhà nước đều lựa chọn sử dụng đồng USD để giao dịch và buôn bán quốc tế.
Không những thế, tính ổn định của loại tiền này là không phải bàn cãi gì thêm.
Ngay cả khi trong thời đại dịch bệnh hoành hành, làm bay hơn hàng nghìn tỷ USD tổng giá trị tài sản trên toàn cầu thì “đồng bạc xanh” này vẫn không bị mất giá. Thậm chí có lúc nó còn tăng lên đến 4%, mặc cho các loại tiền khác như Yên Nhật, Bảng Anh, Euro, Dollars Canada đang chao đảo.
Mục Lục Nội Dung
#1. Tại sao đồng đô-la (USD) lại mạnh đến như vậy?
Một vài con số để thấy đồng USD ở thời điểm hiện tại mạnh như thế nào:
- Có đến 85% giao dịch quốc tế sử dụng đồng USD.
- 63% dự trữ của thế giới là đồng USD.
Và nói thật đi, nếu được chọn lựa giữa việc dự trữ VNĐ so với việc dự trữ đồng USD bạn sẽ chọn đồng tiền nào? Đa số mọi người cũng như vậy á ! Đơn giản là vì đồng USD có giá trị rất ổn định.
#2. Tại sao đồng USD lại có sức “hấp dẫn” lớn đến như vậy?
Theo Bộ trưởng ngân khố Hoa Kỳ Steven Mnuchin từng giải thích rằng đồng USD hấp dẫn là bởi vì có 3 yếu tố:
- Sự ổn định của nền kinh tế Mỹ.
- Rất nhiều người muốn giữ “đồng bạc xanh” này, do niềm tin.
- Đồng USD rất an toàn.
Vậy tại sao đồng USD lại được xem là an toàn?
Vâng, bởi vì đây là loại tiền chính thức của 1 trong những nước có nền kinh tế lớn và ổn định nhất thế giới – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ !
Do đây là loại tiền có tính ổn định và an toàn cao nên USD là loại tiền được chọn để cất giữ trong các thời điểm khủng hoảng kinh tế. Điều này đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hụt và khủng hoảng có thể diễn ra trầm trọng hơn.
Khi đó, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System) sẽ phát hành thêm tiền tệ và tính toán làm sao để tránh sự mất cân bằng này.
NOTE: Dành cho bạn nào chưa biết thì chỉ có Fed mới có quyền quyết định là có in thêm tiền USD hay không. Fed là đơn vị độc lập, không chịu sự can thiệp và chi phối bởi Quốc hội và Chính phủ Mỹ.
#3. Từ khi nào USD trở thành đồng dự trữ chính của toàn thế giới?
Để giải thích cho điều này, chúng ta hãy quay ngược lại thời gian 1 chút. Lúc đó, có thời điểm các quốc gia phát triển đã neo giá trị tiền tệ của nước mình với giá trị của vàng (giá trị của tiền = giá trị của vàng).
Tuy nhiên, đến Thế chiến thứ I thì nhiều quốc gia đã không còn sử dụng tiêu chuẩn này và bắt đầu dùng đến tiền giấy để chi trả cho các chi phí quân sự.
Trong khi đó, đồng USD vẫn được neo giá với giá trị của vàng, thế nên giá trị của đồng tiền này được đảm bảo hơn.
Có nghĩa là tổng số USD hiện tại có giá trị tương đương với tổng số vàng hiện có, điều này giúp cho Mỹ kiểm soát được lượng tiền in ra rất tốt. Người dân có thể đổi sang ngang từ vàng sang đồng đô-la và ngược lại mà không sợ bị mất giá. Như vậy rõ ràng là quá đảm bảo rồi !
Còn những nước đã bỏ đi tiêu chuẩn neo giá trị tiền tệ của nước mình với giá trị của vàng thì lại khác, lúc này nếu lượng tiền in ra quá nhiều sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được giá trị đồng tiền và làm đồng tiền bị mất giá, người dân có xu hướng thích tích trữ vàng hơn.
Mặt khác, trong Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ là nước trung gian buôn bán vũ khí cho các nước khác, chế tài cho cả 2 bên với tiền thanh toán là vàng. Cho đến năm 1947, Mỹ đã nắm giữ đến 75% tổng lượng vàng dự trữ trên toàn cầu => và đồng USD cũng được in ra nhiều hơn để tương đương với lượng vàng đó.
Điều này đã gây bất lợi và khó khăn cho các quốc gia khác trong việc buôn bán cũng như thanh toán quốc tế. Không những thế, sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì nhiều nước đã “trở về thời kỳ đồ đá” do kinh tế kiệt quệ…
Và lúc này nhiều nước đã cầu cứu và cần đến một sự thống nhất mang tính hệ thống toàn cầu…
Để khắc phục tình trạng trên thì vào năm 1944, Mỹ đã đứng lên sắp đặt và tạo ra một cuộc họp gồm 44 quốc gia đồng minh (họp tại Bretton Woods) và thống nhất chọn đồng Dollars làm đồng tiền chung của toàn cầu.
Bởi vì USD là đồng tiền duy nhất (tính theo thời điểm đó) còn neo giá trị với vàng.
Qua cuộc họp thì họ cũng thống nhất là đồng tiền của nhiều nước sẽ được cố định theo đồng USD với tỷ lệ cố định. Có nghĩa là đồng USD tăng thì đồng kia cũng tăng, đồng USD giảm thì đồng tiền kia cũng giảm. Và đương nhiên, đồng USD sẽ được chấp nhận ở 44 quốc gia này.
Và sau khi đã chiếm được lòng tin của cả thế giới, hay nói chính xác hơn là do dòng đời xô đẩy thì đến năm 1971, tổng thống Mỹ là Nixon đã làm cả thế giới choáng váng khi không còn neo giá trị của đồng USD với vàng nữa, do chi tiêu cho chiến tranh quá nhiều (chiến tranh với Việt Nam).
Cũng chính vì thế mà lượng tiền in ra ngày càng nhiều hơn, nó lớn hơn số vàng được dự trữ => dẫn đến niềm tin của nhiều người vào đồng USD bị lung lay …
=> những người giàu có và chính phủ nhiều nước lo lắng và mang đồng USD đi đổi sang vàng quá nhiều => dự trữ vàng của Mỹ thấp kỷ lục => và Mỹ đã không còn neo giá trị của đồng USD với vàng như vậy đấy 😀
Kể từ đó, khái niệm tỷ giá hối đoái tự do ra đời, đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái sẽ không còn được neo với vàng nữa.
Để xây dựng lại niềm tin cho đồng USD thì Mỹ đã thỏa thuận với Ả rập Saudi (đất nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới) là hãy thanh toán mua dầu của các nước bằng đồng USD. Và đổi lại, Ả rập Saudi sẽ được quân đội Mỹ bảo kê.
Cuộc thỏa thuận thành công mỹ mãn và sau đó, nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khác cũng muốn nhận về nhiều USD hơn nên đã áp dụng theo. Từ đó khái niệm Petrodollar ra đời.
Và lúc này đồng USD đã trở lại và lợi hại hơn xưa, đồng USD trở nên cực kỳ quan trọng, bởi không có USD thì sẽ không mua được dầu – một thứ nhiên liệu mà quốc gia nào cũng cần phải có.
Vậy nên, bất chấp các biến động và khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó, đồng Dollars Mỹ vẫn giữ nguyên là loại tiền chung của toàn cầu.
Tất cả những điều trên có được là nhờ các hệ thống ngân hàng thông minh của Mỹ đã giúp các khoản thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn và không mất nhiều chi phí như các quốc gia khác.
Cho đến nay, đồng dollars Mỹ vẫn là loại tiền được thanh toán, giao dịch các khoản ngoại hối. Nhiều quốc gia còn phụ thuộc loại tiền này đến mức các khoản thanh toán hàng ngày cũng sử dụng đồng Dollars.
Vậy nên có thể hiểu, Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới (cả về kinh tế lẫn quân sự) cũng một phần nhờ vào giá trị của đồng USD.
Tóm tắt lại một chút thì:
- Từ năm 1944 cho đến năm 1971 thì đồng Đô la Mỹ được đo bằng vàng (Bản vị vàng).
- Từ năm 1971 cho tới thời điểm hiện tại thì USD được định giá bởi dầu mỏ (Bản vị dầu mỏ – Petrodollar).
Hiểu một cách đơn giản hơn là trước kia người ta dùng USD để đổi qua lại, ngang hàng với vàng. Còn ngày nay, hầu như thế giới chỉ được dùng đồng USD để mua dầu mỏ, vậy nên các quốc gia muốn mua được dầu mở thì càng cần phải có đồng USD.
Tuy nhiên, trong thời gian một vài năm trở lại đây, ngân hàng dự trữ quốc tế đã sử dụng thêm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc nữa. Việc Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt cấm sử dụng đồng USD đối với các nước như Iran, Triều Tiên đã khiến một vài nước khác không còn muốn phụ thuộc vào đồng USD nữa.
Nhưng chúng ta không thể phủ nhận và đồng USD quá mạnh, trong ngân hàng dự trữ của nhiều quốc gia, đồng Dollars Mỹ vẫn chiếm đến hơn 60%, nhiều hơn loại tiền được dự trữ thứ 2 là Euro – chỉ chiếm 20,5%.
Cũng có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại và nhiều năm nữa, rất khó có thể lật đổ được “đế chế” của đồng Dollars Mỹ trên trường quốc tế.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đồng USD và hiểu được lý do tại sao đồng USD lại mạnh như vậy. Mình rất mong nhận được thêm những ý kiến đóng góp thông qua những kiến thức mà bạn tìm hiểu được dưới phần comment để bài viết thêm phần đầy đủ.
Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ !
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét