Mục Lục Nội Dung
#1. Chỉ số EQ là gì?
EQ (viết tắt của Emotional Quotient) là trí thông minh cảm xúc.
EQ là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, kiểm soát được những suy nghĩ của chính bản thân và những người xung quanh.
Có thể nói EQ chính là chỉ số đo lường về cảm xúc và chỉ số EQ sẽ quyết định đến hành vi của một con người.
#2. Người có EQ cao sẽ như thế nào?
Đây là những người khá bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc rất tốt, giải quyết được nhiều tình huống khó khăn thông qua trực giác và cảm xúc.
Người có chỉ số EQ cao thường chịu được áp lực cao, giàu tình cảm và biết cảm thông cho những vấn đề xung quanh.
Thông thường người có EQ cao thường được lòng những người xung quanh. Ngoài ra, vì biết tiết chế cảm xúc cá nhân nên họ cũng lạc quan hơn và tích cực hơn.
Họ cũng là những người giàu tình cảm và dễ thành công trong cuộc sống nhờ lợi thế cảm xúc tốt của mình, họ nắm bắt nhiều tình hương và đoán trước khả năng xảy ra.
#3. Chỉ số EQ và IQ: Cái nào quan trọng hơn?
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì một người thành công sẽ cần đến 80% EQ và 20% còn lại là IQ.
Tuy nhiên con số vẫn chỉ là con số và chúng ta đều hiểu là, không thể thiếu một trong hai thứ đó.
Bất cứ ai trong chúng ta, về nền tảng thì đều đã có đủ EQ và IQ để phát triển. Tuy nhiên, ít ai biết cách vận dụng tốt những điều mình đang có mà phát huy một cách tối đa.
Chính vì thế bạn nên tìm hiểu thêm những cách tăng EQ và IQ để giúp bản thân được nâng cấp mỗi ngày nhé.
#4. Cách tăng chỉ số EQ
4.1. Suy nghĩ tích cực
Điều này chúng ta được nghe đi nghe lại nhiều lần nhưng có mấy ai làm được đâu.
Thật ra để suy nghĩ tích cực thì cũng rất đơn giản thôi. Bạn cứ đơn giản hoá đi mọi việc thì sẽ ổn.
Thời gian của bạn bạn nên dành cho những người xứng đáng và biết trân trọng nó.
Dành thêm nguồn lực để phát triển bản thân mỗi ngày, đầu tư và nâng cấp bản thân lên. Tự động bạn sẽ suy nghĩ tích cực ngay thôi.
4.2. Kiềm chế cảm xúc
Điều này thì bạn cần phải học rồi. Tức giận là bản năng, kiềm chế được nó mới thực sự là người bản lĩnh.
Nóng tính và cáu gắt thì hầu như ai cũng có nhưng để trở nên điềm tĩnh, hay ít nhất là không làm điều gì đáng tiếc vào lúc nóng giận thì bạn cần phải học và luyện tập việc hít thở sâu mỗi khi cơn giận ập tới!
4.3. Bỏ qua quá khứ
Vấn đề ở quá khứ nó gây cho bạn tổn thương gì thì cứ mặc kệ nó, đừng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chính bạn.
Hãy cho qua đi những gì đáng quên, nhưng hãy luôn ghi nhớ bài học để không phạm lại sai lầm lần 2 bạn nhé.
4.4. Tập những thói quen lành mạnh
Ví dụ như đọc sách, nghe nhạc, giao lưu với những người bạn chất lượng, học nấu ăn hay phát triển thêm những kỹ năng giao tiếp.
4.5. Chú ý và quan tâm đến mọi người nhiều hơn
Hãy quan tâm đến những người xung quanh bạn nhiều hơn và hãy hình thành thói quen tắt hết thông báo trên ứng dụng điện thoại đi.
#5. Chỉ số EQ được tính như thế nào?
- Chỉ số EQ dưới 84: Đây được xem là nhóm người có EQ thấp (chiếm khoảng 16% dân số thế giới).
- Chỉ số EQ từ 85 đến 115: Đây là nhóm người có chỉ số EQ nằm ở mức độ trung bình (chiếm khoảng 68% dân số thế giới).
- Chỉ số EQ từ 116 – 130: Đây là nhóm người có chỉ số EQ cao (chiếm khoảng 14% dân số thế giới).
- Chỉ số EQ cao trên 131: Đây là nhóm có chỉ số EQ cao (chỉ có 2% dân số đạt được mức này).
#6. Những biểu hiện của người có chỉ số EQ cao
- Bết đồng cảm với mọi người: Những người có chỉ số EQ cao thường có sự đồng cảm, cũng như thấu hiểu được người khác.
- Có kỹ năng xã hội tốt: Người có EQ cao sẽ dễ dàng trong việc kết nối, giao tiếp với mọi người xung quanh, họ dễ dàng truyền cảm hứng cũng như có khả năng thuyết phục người khác.
- Khả năng tự kiểm soát cảm xúc: Những người có EQ cao luôn biết cách tự điều chỉnh hành vi, cũng như cách ứng xử của bản thân trong mọi tình huống.
- Tự nhận thức: Người có EQ cao sẽ tự nhận thức rõ được những suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của họ….
#7. Những biểu hiện của người có chỉ số EQ thấp
- Rất dễ tự ái.
- Rất dễ bị căng thẳng.
- Không hiểu được ý người khác đang muốn nói gì.
- Hay bị người khác hiểu lầm.
- Thích “chọc ngoáy” vào nỗi đau của người khác (không có sự đồng cảm).
- Thích đánh bại người khác bằng lời nói.
- Không muốn bỏ qua lỗi lầm của người khác.
- Vốn từ về cảm xúc hạn chế.
- Là những người cảm thấy khó khăn trong việc khẳng định bản thân…
#8. Cách test chỉ số EQ của bạn
- https://ift.tt/pwu7riV
- https://ift.tt/BGVcJRu
- https://ift.tt/nvdfQk6
- https://ift.tt/mlyDjJH
- https://ift.tt/mERosLf
Vâng, như vậy là qua bài viết này thì bạn đã hiểu được EQ là gì và chỉ số EQ có tác động như thế nào đến hành vi của một người rồi đúng không.
Bài viết là những gì mà mình đã tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng trong việc để cải thiện EQ, hi vọng có thể giúp ích được cho bạn.
Hãy luôn phát triển đầy đủ EQ và IQ bạn nhé. Chúc bạn thành công và luôn vui vẻ nha 🙂
Cũng đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó ý nghĩa nhé. Thank you !
CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét