Cách tính tiền điện điều hòa chính xác nhất 2023 - Thủ Thuật TIện Ích

Latest

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

Cách tính tiền điện điều hòa chính xác nhất 2023

Bạn đã biết cách tính tiền điện điều hòa một cách chính xác nhất chưa?

cong-suat-dieu-hoa

Vâng, nếu bạn đã từng tìm kiếm công thức tính tiền điện điều hòa sau mỗi tiếng sử dụng thì bạn đã bắt gặp hướng dẫn này rồi đúng không:

Công suất x Giá điện = Tiền điện mỗi tiếng

Vậy công thức tính tiền điện điều hòa như hướng dẫn bên trên liệu có chính xác hay không?

Câu trả lời là KHÔNG các bạn nhé !

Nói một cách chính xác hơn thì công thức trên là đúng, nhưng lấy công suất ghi trên điều hòa để nhân với giá điện là không chính xác.

Bởi công suất ghi trên điều hòa là công suất tối đa. Trong khi đó, điều hòa không phải lúc nào cũng hoạt động ở mức công suất tối đa các bạn ạ.

Điều hòa chỉ hoạt động với công suất tối đa khi nó mới được bật lên, mới bắt đầu làm lạnh phòng (đối với điều hòa Inverter).

Còn trường hợp bạn dùng điều hòa bình thường (không có biến tần) thì trong lần khởi động đầu tiên và đầu những chu kỳ làm lạnh thì nó mới hoạt động ở công suất tối đa mà thôi.

Và khi đã hoạt động ổn định rồi thì công suất tiêu thị của điều hòa sẽ thấp hơn công suất tối đa rất nhiều.

Mục Lục Nội Dung

#1. Làm thế nào để tính được tiền điện điều hòa trong 1 tiếng hoạt động?

Không có một công thức chuẩn nào để có thể áp dụng cho mọi trường hợp được, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như:

  • Nhiệt độ ngoài trời càng cao thì sẽ càng tốn điện.
  • Phòng càng rộng thì càng tốn điện.
  • Hay là bạn để nhiệt độ trong phòng càng lạnh thì sẽ càng tốn nhiều điện hơn…

Bởi vì, với những yếu tố kể trên thì máy sẽ phải hoạt động với tần suất nhiều hơn, làm lạnh lâu hơn… nên đương nhiên sẽ tốn nhiều tiền điện hơn.

Nhưng có một điều chắc chắn là tiền điện sẽ thấp hơn mức bạn tính bằng công thức ở đầu bài viết >.<

#2. Cách tính tiền điện điều hòa chuẩn nhất

Trước khi đến với cách tính tiền điện điều hòa này thì bạn cần phải đọc qua một nghiên cứu thực tế này trước:

Theo một báo cáo nghiên cứu khoa học thực hiện ở Ả Rập Saudi (trong 4 tháng) thì họ đã thực hiện test điều hòa thường và điều hòa Inverter thì cho ra kết quả như sau:

NOTE:
Cả 2 điều hòa mang ra nghiên cứu đều có công suất là 18.000 BTU, lắp ở một căn phòng có cùng diện tích là 14,7 m2, 2 căn phòng đặt cạnh nhau. Vậy nên mọi điều kiện thời tiết đều giống nhau.

cach-tinh-tien-dien-dieu-hoa-1

Link bài viết nghiên cứu: Tại đây !

Như các bạn có thể thấy ở hình bên trên, kết quả nghiên cứu từ ngày 28/8 – 31/10. Hai điều hoàn này hoạt động liên tục cả ngày.

Cột màu xanh là điều hòa thường, không dùng Inverter, còn cột màu cam là điều hoàn Inverter.

+) Ví dụ như ngày 28/8, nhiệt độ trung bình là 35o:

  • Điều hòa thường (cột màu xanh) sẽ tiêu thụ hết 23 số điện. Nếu tính theo giá điện ở VN thời điểm hiện tại thì sẽ mất khoảng (23 x 2 = 46.000 đ)
  • Trong khi đó, điều hòa Inverter (cột màu cam) chỉ tiêu tốn hết 12 số điện (12 x 2 = 24.000đ)

+) Một ví dụ khác là vào ngày 31/10, nhiệt độ trung bình là 30o:

  • Điều hòa thường (cột màu xanh) sẽ tiêu thụ hết 15 số điện. Nếu tính theo giá điện ở VN thời điểm hiện tại thì sẽ mất khoảng (15 x 2 = 30.000 đ)
  • Trong khi đó, điều hòa Inverter (cột màu cam) chỉ tiêu tốn hết 10 số điện (10 x 2 = 20.000đ)

Như vậy, rõ ràng là điều hòa Inverter sẽ tiết kiệm điện hơn điều hoàn thường khá là nhiều, tuy nhiên, nếu nhiệt độ ngoài trời càng thấp thì sự chênh lệch này sẽ càng giảm dần.

Áp dụng vào việc tính tiền điện thu thụ nhà bạn.

Ví dụ ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình 7 ngày gần đây là 30o, sử dụng điều hòa Inverter 9.000 BTU thì giống với trường hợp ngày 31/10 ở trên. Tức là mất khoảng 20.000 tiền điện/ngày.

Tuy nhiên, ở nghiên cứu trên là sử dụng điều hòa 18.000 BTU và hoạt động 24/24. Còn với điều hòa 9.000 BTU thì chúng ta sẽ phải chia đôi ra.

Như vậy tính ra thì với điều hòa Inverter bạn chỉ mất khoảng 10.000 VNĐ/ ngày => tính ra hết 300k/tháng.

Nhưng thường thì chúng ta đâu có bật điều hòa 24/24 đâu, chỉ bật tầm 7-8 tiếng buổi tối cho dễ ngủ. Ví dụ bật 8 tiếng tuổi tối thì chỉ mất khoảng 100.000 VNĐ/tháng.

Nhưng đó vẫn chưa phải là kết quả chính xác nhất, bởi do buổi tối trời đã dịu đi rất nhiều rồi – chứ không còn 30o như trong thí nghiệm nữa, nên tính ra bạn sẽ mất khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/tháng.

Chốt lại cho bạn nào lười đọc này:

Với điều kiện: Điều hòa 9.000 BTU, phòng rộng khoảng 15 m2, một ngày bật khoảng 8 tiếng, giá tiền điện là 2.000đ/số

  • Với điều hòa Inverter thì sẽ mất khoảng 70.000 – 100.000đ.
  • Điều hòa không có Inverter thì mất khoảng 110.000 – 150.000đ

Đọc thêm:

#3. Cách quy đổi BTU ra số điện

1 kWh = 3412,14 BTU/giờ
1000BTU = 0,293 kW

Nhự vậy ta có bảng thống kê công suất điện của các dòng điều hoà theo BTU sau <tương đối thôi các bạn nhé>:

BTU là phản ánh chỉ số làm lạnh của điều hoà, chứ nó không phải là công suất tiêu thụ điện của điều hoà nha các bạn.

STT BTU Công suất điện ước tính
1 9.000 BTU 746 W
2 12.000 BTU 1119 W
3 18.000 BTU 1492 W
4 21.000 BTU 1741 W
5 24.000 BTU 1989 W
6 27.000 BTU 2238 W
7 30.000 BTU 2487 W
8 36.000 BTU 2984 W
9 50.000 BTU 4144 W
10 100.000 BTU 8288 W

#4. Lời Kết

Vâng, trên đây là cách tính tiền điện điều hòa chính xác nhất mà bạn có thể áp dụng. Với các điều hòa có BTU khác thì bạn cứ áng chừng mà tăng hoặc giảm cho phù hợp thôi nhé.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, chúc các bạn thành công !

CTV: Lê Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Tham khảo Kiến Thức Thú Vị
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét